Phòng bếp là trung tâm của không gian sống, nơi mà mọi thành viên trong gia đình tụ họp, chia sẻ và kết nối với nhau. Mỗi không gian bếp sẽ có một cách bố trí khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng và sở thích cá nhân của chủ nhà. Do đó, thật dễ hiểu khi bạn băn khoăn phải làm gì để bố trí tủ bếp khoa học và hợp lý. Vừa đảm bảo phù hợp với bản thân và đầy đủ công năng sử dụng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Nội thất Mặt Trời – Showroom Hafele đúc kết lại trong suốt hơn 10 năm thiết kế và thi công tủ bếp. Hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng không gian bếp hoàn hảo cho gia đình bạn.
1. Cấu trúc tủ bếp tiêu chuẩn.
Một tủ bếp cơ bản được chia thành 6 khu vực chính:
- Storage / Khu vực lưu trữ thực phẩm.
- Organisation / Khu vực sắp xếp đồ dùng.
- Sinks / Khu vực dọn rửa.
- Disposal / Khu vực lưu sử dụng tùy ý.
- Preparation / Khu vực chuẩn bị.
- Cooking / Khu vực nấu.
Trong đó khu vực lưu trữ, khu vực dọn rửa và khu vực nấu nướng là quan trọng nhất. Khi bố trí tủ bếp sẽ lấy 3 khu vực này làm tiêu chuẩn từ phải qua trái hoặc ngược lại tùy theo kết cấu của ngôi nhà. Thứ tự bố trí lần lượt là: Khu vực lưu trữ – Khu vực dọn rửa ( chậu rửa và sơ chế) – Khu vực nấu nướng. Tương quan giữa 3 vị trí này gọi là tam giác bếp. Giúp quá trình di chuyển, nấu nướng trở nên thuận tiện.
2. Nguyên tắc bố trí tủ bếp khoa học.
Ngoài việc bố trí các khu vực bếp thích hợp, việc sắp xếp các thiết bị cho từng khu vực quyết định đến tính tiện dụng, khoa học, và tận dụng tối đa công năng của từng thiết bị.
Bố trí khu vực nấu nướng.
Khu vực nấu nướng bao gồm: Bếp, hút mùi, lò vi sóng, lò nướng. Các thiết bị này thường được bố trí cạnh nhau để thuận tiện cho việc sử dụng.
Nên chừa trống khu vực ở hai bên bếp để đặt nồi chảo và sơ chế thực phẩm.
Khoản cách tối thiểu giữa bếp từ và máy hút mùi là 610mm và 760mm đối với bếp Gas.
Có thể bố trí lò nướng phía dưới bếp nấu, giúp tiết kiệm không gian và thuận tiện khi sử dụng.
Tránh bố trí lò nướng hay vào góc tủ, sẽ khó khăn khi sử dụng.
Khu vực sơ chế – dọn rửa.
Khu vực sơ chế, dọn rửa thường bao gồm các thiết bị phụ kiện như: Chậu rửa, thùng rác, máy rửa chén, giá chén bát xoong nồi. Sắp xếp các thiết bị phụ kiện phù hợp tạo sự thuận lợi khi sử dụng.
Khu vực giữa bếp và chậu rửa là nơi lý tưởng để sơ chế thực phẩm.
Bố trí máy rửa chén cạnh chậu rửa để dễ đấu nối nguồn cấp, thoát nước và tiện dụng hơn trong quá trình sử dụng.
Giá chén bát, xoong nồi cũng có thể bố trí cho vị trí này.
Tránh bố trí chậu rửa cạnh tường hoặc góc tủ sẽ gây khó khăn khi sử dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà Nội thất Mặt Trời tổng hợp được. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn có thể tự bố trí cho ngôi nhà của mình một không gian bếp tiện nghi.